Nguồn gốc Kiểu chào Quốc xã

HitlerHermann Göring tại đại hội đảng Quốc xã ở Nuremberg năm 1928.Kiểu chào Quốc xã tại đại hội liên minh Harzburg Front diễn ra ở Bad Harzburg, tháng 10 năm 1931

Lời chào bằng miệng"Heil"trở nên phổ biến trong phong trào toàn Đức (pan-German) diễn ra vào khoảng năm 1900.[9] Từ Führer được Georg Ritter von Schönerer, người tự xưng là thủ lĩnh của người Đức Áo, đề ra như một lối xưng hô.[9]

Kiểu chào Quốc xã được nhiều người tin là căn cứ vào tập quán của người La Mã cổ đại.[10] Tuy nhiên, không có tác phẩm nghệ thuật La Mã, hay văn bản La Mã nào còn tồn tại mô tả điều này.[10] Bức họa Oath of the Horatii (1784) của Jacques-Louis David có vẻ như là điểm khởi đầu sự xuất hiện của một cử chỉ mà về sau được biết đến với tên gọi kiểu chào La Mã.[11][12] Cử chỉ này và đặc điểm nhận dạng về La Mã cổ đại của nó đã được thúc đẩy trong nghệ thuật tân cổ điển Pháp.[13][14][15] Tới giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, động tác này trở nên phổ biến hơn trong văn hóa đại chúng; với các vở kịch và bộ phim mô tả nó như một tập quán của người La Mã cổ đại.[16] Có thể kể ra như tác phẩm phim câm Cabiria (1914) với tác giả kịch bản là nhà dân tộc chủ nghĩa cực đoan người Ý Gabriele d'Annunzio, người có thể được xem là tiền bối của Benito Mussolini.[17] Vào năm 1919, d'Annunzio giới thiệu kiểu chào này trong một bộ phim như nghi thức của tân Đế quốc chủ nghĩa[18] và nó đã nhanh chóng được đảng phát xít Ý chấp thuận.[18]

Vào mùa thu năm 1923, một số đảng viên của đảng Quốc xã Đức đã vận dụng kiểu chào đưa cánh tay phải dang rộng, cứng nhắc, để chào Hitler. Hitler đáp lại bằng động tác giơ tay phải, uốn cong tại khuỷu tay, bàn tay mở hướng lên, thể hiện sự đón nhận lời chào.[19] Đến năm 1926, kiểu chào Heil Hitler đã trở nên bắt buộc;[4] chức năng của nó như hình thức thể hiện lòng cam kết với đảng và một sự tuyên bố về phép tắc với thế giới bên ngoài.[20] Tuy nhiên nỗ lực để đạt đồng thuận không phải là không gặp sự phản đối.[20]

Một số đảng viên đã phản bác tính hợp pháp của cái gọi là kiểu chào La Mã được phát xít Ý áp dụng khi mà họ cho rằng nó không có tính Đức.[20] Phản ứng trước điều này, những nỗ lực đã được thực hiện nhằm tạo dựng nét truyền thống cho kiểu chào.[20] Vào tháng 6 năm 1928, Rudolf Hess công bố một bài viết có tựa"The Fascist Greeting", trong đó khẳng định động tác này từng được sử dụng tại Đức ngay từ năm 1921, trước khi những người Quốc xã nghe nói đến phát xít Ý.[21] Hess nói:"Lời chào bằng hình thức nâng cánh tay của đảng được giới thiệu cách đây khoảng hai năm hiện vẫn khiến cho một số người sôi máu. Những kẻ phản bác nghi ngờ nó không có tính Đức. Họ cáo buộc cách chào này đơn thuần chỉ là bắt chước phát xít (Ý),[22] nhưng lại tiếp tục:"và thậm chí nếu sắc lệnh cách đây hai năm (lệnh của Hess yêu cầu mọi đảng viên áp dụng kiểu chào) được xem là một sự phỏng theo động tác của phát xít Ý thì đó có là điều gì thực sự quá tồi tệ?"[22] Nhà sử học Ian Kershaw đã chỉ ra rằng Hess không phủ nhận sự ảnh hưởng mà rất có thể là từ phát xít Ý, kể cả khi kiểu chào này đã được sử dụng lác đác vào năm 1921 theo lời Hess.[23]

Vào đêm ngày 3 tháng 1 năm 1942, Hitler có nói về nguồn gốc của kiểu chào:[24]

Tôi thực hiện kiểu chào của đảng lâu sau khi Duce (thủ lĩnh phát xít) vận dụng nó. Tôi đã đọc những dòng mô tả về hội nghị Worms, khi đó Luther đã được chào đón bằng kiểu chào của Đức. Cách chào chỉ cho Luther thấy rằng ông ta không phải đang đương đầu với vũ lực mà là với dụng ý hòa bình. Trong những tháng ngày tại vị của Frederick Đại Đế, mọi người vẫn chào nhau bằng những chiếc mũ, bằng những cử chỉ phô trương. Ở thời Trung Cổ những nông nô cởi bỏ mũ của họ một cách khiêm nhường, trong khi quý tộc thì chào kiểu Đức. Lần đầu tôi thấy tác phong của kiểu chào này là ở hầm rượu Ratskeller tại Bremen vào tầm năm 1921. Nó phải được xem như thứ còn sót lại của tập quán cổ xưa thổ lộ ý nghĩa ban đầu là:"Nhìn này, tôi không có vũ khí trong tay!"Tôi giới thiệu kiểu chào cho đảng tại hội nghị đầu tiên của chúng ta ở Weimar. Schutzstaffel (SS) đã ngay lập tức khoác lên cho nó phong cách của người lính. Kể từ giây phút đó những địch thủ đã vinh danh chúng ta bằng tính ngữ"những con chó phát xít".

Kiểu chào Bellamy thông qua năm 1892 đi kèm với lời thề trung thành của người Mỹ mang nét tương đồng với kiểu chào Quốc xã. Bởi lý do này, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã giới thiệu động tác tay đặt trước ngực (trước tim) như một kiểu chào cho thường dân trong khi tuyên thệ và hát quốc ca tại Mỹ, thay cho kiểu chào Bellamy.[25] Điều này hoàn tất khi Quốc hội Hoa Kỳ chính thức cho thông qua Flag Code (điều lệ cờ) vào ngày 22 tháng 6 năm 1942.[26]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kiểu chào Quốc xã http://www.swissinfo.ch/eng/swiss_news/Hitler_salu... http://www.mundodeportivo.com/20130318/futbol/gior... http://select.nytimes.com/mem/archive/pdf?res=F60B... http://www.theguardian.com/world/2014/may/21/swiss... http://www.munich-info.de/portrait/p_feldherrnhall... http://d-nb.info/gnd/7734315-3 http://globalvoicesonline.org/2008/08/15/czech-rep... http://www.regeringen.se/content/1/c4/06/15/b6a1e1... https://web.archive.org/web/20101206223214/http://... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Hitler...